Trang chủ Liên hệ

NHỮNG TIÊU CHÍ CẦN BIẾT KHI XÂY DỰNG NGÓI MÀU

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BẮC DƯƠNG 30/06/2022


Mái ngói giúp che đi nắng che mưa cho ngôi nhà của bạn, nó mang vẻ đẹp sang trọng và công năng khá tuyệt vời. Nhưng để được một mái ngói hoàn hảo như vậy thì cần lưu ý những điều sau!

Tuy là có nhiều ưu điểm như vậy nhưng để thi công hoàn thành một bộ mái thì lại là một công việc không hề dễ dàng, vì mái ngói có độ dốc cao và bề mặt dễ trơn trượt, do vậy cần đòi hỏi các kỹ năng của người thợ phải giỏi và có kinh nghiệm. Không những vậy trong khâu thiết kế cũng cần phải chính xác ở trong tính toán độ dốc an toàn nhất cho mái.

1. Phân biệt loại ngói

​Hiện tại trên thị trường thịnh hành 2 loại ngói chính là:

Ngói nung bằng đất sét: Đây là loại ngói truyền thống được làm hoàn toàn từ đất sét rồi sau đó được đem nung ở nhiệt độ cao.

Công trình mái ngói màu xám

 

Ngói xi măng: Đây là loại ngói được cấu tạo từ các hỗn hợp cát, xi măng và nước, sau cùng được phủ một lớp màu lên, ngói này thì là khá đa dạng về màu sắc để phù hợp với từng sở thích của mỗi người.

2. Chú ý tới độ dốc khi thiết kế mái ngói

Độ dốc của mái được phụ thuộc vào diện tích của mái, diện tích của mái càng lớn thì độ dốc lại càng cao để thoát nước nhanh chóng.

Cách tính độ dốc của ngói

 

Độ dốc trung bình thường từ 30 - 40 độ, tối đa là 90 độ và tối thiểu là 10 độ, do vậy khâu thiết kế cần phải tính toán đúng công thức làm sao cho mái có một độ dốc hợp lý nhất.

3. Lưu ý các khoảng cách lợp ngói

Do mái nhà là nơi mà tiếp xúc trực tiếp với khí hậu nắng nóng mưa nhiều ở bên ngoài, nên sẽ làm cho những viên ngói bên trên bị giãn nở và tạo ra sự va đập vào nhau dẫn đến nứt vỡ giữa các khe ngói.

Chính vì vậy khi dán ngói ta cần giữ làm sao cho giữa những viên ngói cần có 1 khoảng cách nhất định để mà đảm cho các ngói có khoảng trống trong việc co ngót mà không bị vỡ.

Thông thường thì khoảng cách giữa các ngói thường nằm trong khoảng độ từ 0,7 - 1,2 mm là tốt nhất.

4. Cách di chuyển ở trên ngói

Công việc lợp ngói khá là nguy hiểm vì các công nhân phải làm việc trên độ cao và độ dốc dễ trơn trượt, chính vì vậy khi mà ta bước trên các mái ngói nên hết sức chú ý đến cách bước như thế nào để mà tránh tai nạn và làm vỡ ngói.

Khi bước lên trên ngói ta cần tránh việc bước lên ở các gờ chống mí nơi 2 viên ngói tiếp giáp nhau, an toàn nhất là ta nên đi lên vị trí mũi ngói và cũng cần phải đảm bảo an toàn bằng các phương pháp bảo hộ khác.

5. Cần vệ sinh mái khi đã hoàn thiện

Sau khi công việc dán mái đã hoàn thành ta cần phải vệ sinh các phần vữa mà dư thừa bám trên mái, sơn màu mái lên các điểm nối bằng vữa để làm cho mái có một màu được hòa nhất, sau cùng ta có thể quét lên mái một lớp sơn bảo vệ ngói đồng thời còn làm tăng độ bóng cho ngói.

Công trình do Bắc Dương Group thiết kế và thi công

 

Với những gợi ý bên trên đây có thể thấy khá đơn giản nhưng thật cần thiết cho các bước thi công mái ngói, hy vọng bài viết của Bắc Dương Group sẽ giúp ích được cho những ai đang muốn tìm hiểu về những tiêu chí thi công mái ngói.

 

Đọc thêm: NGÓI MÀU - NGÓI TRÁNG MEN KHÁC GÌ NHAU

 

 

Bài viết liên quan